Nghề nuôi tôm theo hướng bền vững

Nuôi tôm là một nghề mang lại giá trị kinh tế và lợi nhuận cao. Nghề này phát triển mạnh mẽ ở các nước Việt nam, Thái lan, Ấn độ, Ecuado, Indonesia.

Việt Nam là nước sản xuất tôm sú lớn nhất Thế giới với nguồn cung tôm cỡ lớn ổn định và đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng. Vì thế, về lâu dài, xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn có lợi thế cạnh tranh hơn các nước sản xuất và xuất khẩu tôm châu Á và Nam Mỹ…

Năm 2006, Việt Nam bắt đầu nuôi tôm thẻ chân trắng, cho đến nay diện tích nuôi loại tôm này ngày càng được mở rộng để phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh các vùng nuôi trong khi đó chưa có những quy hoạch bài bản, từ đó nguy cơ phát sinh và lây nhiễm các loại bệnh trên tôm rất cao, sự bùng phát bệnh bắt đầu từ năm 2012, gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi tôm.

Kể từ khi phải hứng chịu những thiệt hại của dịch bệnh gây ra, người nuôi tôm đã ứng dụng nhiều biện pháp để phòng dịch bệnh và xử lý khi có dịch bệnh xảy ra. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp xử lý đều mang tính tự phát, đôi khi không có cơ sở khoa học.

Giải pháp đầu tiên khi xuất hiện dịch bệnh trên tôm là sử dụng các loại kháng sinh. Các chất kháng sinh rất hiệu quả trong việc quản lý sức khỏe động vật thủy sản, nhưng chúng cũng chỉ là một công cụ, không phải là thần dược và không tốt cho sức khỏe con người và vật nuôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *